Đầu dò khí (gas), đầu dò khí (gas) cố định, máy phát hiện rò rỉ khí (gas), máy dò khí cầm tay là câu hỏi rất thường gặp trên thị trường hiện nay của các bạn kỹ thuật viên, các bạn bán hàng trong ngành kỹ thuật hay các đơn vị sử dụng, cung cấp các hệ thống liên quan tới khí đốt LPG Liquefied Petroleum Gas (Khí dầu mỏ hóa lỏng), CNG Compressed Natural Gas (Khí nén tự nhiên), NG Natural Gas (Khí tự nhiên), LNG Liquefied Natural Gas (Khí thiên nhiên hóa lỏng) hay các nhà máy sản xuất sử dụng đến các khí như NH3, CO2, H2 (Hydrogen), CO, CO2….
Hôm nay mình sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về các thiết bị này trên thị trường hiện nay:
- Đầu tiên phải nói từ gas có nghĩ là khí nên mình sẽ gọi từ khí luôn nha.
- Trên thị trường hiện nay bao gồm 2 thiết bị dò khí chính thường dùng đó là:
I. Đầu dò khí cố định, máy dò khí cố định hay thiết bị dò khí cố định:
Tất cả các từ thiết bị này đều mô tả cho 1 thiết bị dò khí bao gồm cảm biến (sensor dò khí) và bộ chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến dò khí sang các tín hiệu sử dụng trong hệ thống điện – điều khiển công nghiệp như Analog 4-20mA, modbus 485, Modbus RTU hay tín hiệu điện trở Wheatstone Bridge. Thiết bị lắp cố đinh và được kết nối hệ thống báo động như còi, đèn cho người, nhân viên vận hành biết, hệ thống cũng có thể đóng ngắt van khí, mở quạt hệ thống thông gió, hay bất kỳ yêu cầu nào từ người sử dụng.
Đầu dò khí cố định cũng được phân ra nhiều loại và mục đích sử dụng như sau:
1. Có màn hình hiển thị hoặc không:
- Đầu dò khí cố định có màn hình hiển thị: Đây là đầu dò khí cố định có màn hình hiển thị nồng độ khí dò được, thang nồng độ theo yêu cầu của khách hàng dựa trên tiêu chuẩn và yêu cầu hiện hành. Ví dụ đối với khí cháy là dòng dò khí Hydro Carbon là 100% LEL, 5% vol (CH4), CO2, 50ppm, 100ppm, 300ppm….đối với các khí độc như NH3, H2S…..
- Đầu dò khí cố định không có màn hình hiển thị: Về thang đo khí cũng như loại có màn hình hiển thị, chỉ khác là không có màn hình hiển thị nồng độ. Để nhân viên vận hành biết được nồng độ rò rỉ thì thiết bị phải kết nối với tủ báo động dò khí có màn hình hiển thị. Đối với các ứng dụng nhỏ đôi khi nhân viên vận hành cũng không cần biết đến nồng độ rò rỉ là bao nhiêu mà chỉ cần rò rỉ ở mức độ báo động sẽ cấp tín hiệu cho còi, đèn báo hay hệ thống báo cháy..vv..
Hình olc10. Olct100
2. Vị trí sử dụng:
- Nếu thiết bị của bạn được sử dụng trong khu vực an toàn, điều kiện làm việc sạch sẽ, không khắc nghiệt, không đòi hỏi chống cháy nổ thì bạn có thể sử dụng đầu dò khí có vật liệu bằng nhựa ABS, nhựa tổng hợp Polycarbonate.
- Nếu thiết bị của bạn sử dụng trong khu vực chống cháy nổ, môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiều bụi, hơi dầu, khí cháy bay…, ngoài trời, khu vực ăn mòn cao thì bạn nên chọn các đầu dò khí có vật liệu bằng nhôm (Aluminum) hoặc Inox (SS316) và có tiêu chuẩn chống cháy nổ như ATEX hay CSA. Về tiêu chuẩn này bạn cũng cần phải hiểu rõ vị trí sử dụng của thiết bị để chọn khu vực (zone) cho đúng.
3. Tín hiệu kết nối hệ thống:
- Như đã nói ở trên đầu dò khí cố định thường có nhiều loại tín hiệu khác nhau, tùy theo yêu cầu sử dụng, chi phí sử dụng và hệ thống điều khiển: 4-20mA, 0-10v, modbus 485, Modbus RTU hay tín hiệu điện trở wheatstone bridge. (hãy liên hệ với mình để tư vấn kỹ hơn nhé: 0970 889 326 gặp Hiếu)
II. Thiết bị dò khí cầm tay (máy dò khí cầm tay):
- Thiết bị này được xây dựng với mục dích giám sát an toàn cho nhân viên vận hành, làm việc trong các khu vực nguy hiểm của nhà máy có khả năng rò rỉ khí độc hại, khí chiếm khí Oxy, hay các vị trí hiếm khí. Thiết bị được đeo trên người của nhân viên vận hành, khi có khí nguy hiểm sẽ tự động báo động cho nhân viên biết.
- Thiết bị cũng được sản xuất với mục đích sử dụng trong công tác thi công, bào trì hệ thống như: làm sạch bồn LPG, làm sạch bồn chứa trên tàu, kiểm tra an toàn trước khi hàn cắt..vv..
- Vì vậy các thiết bị dò khí cầm tay thường sẽ được trang bị 4 khí cơ bản: Khí cháy LEL, khí CO/ H2S, khí O2
- Ngoài ra bạn cũng có thể chọn 1,2,3,4 hoặc 5 khí trên cùng 1 máy dò khí cầm tay tùy theo yêu cầu sử dụng, hoặc loại đầu dò 1 khí.
III. Vậy vì sao phải sử dụng đầu dò khí, máy dò khí.
- Như các bạn đã biết trong môi trường sống của chúng ta, khí quển xung quanh có rất nhiều khí khác nhau như: Nitơ (78,09%), oxy (20,95%), khí trơ (0,93%), chiếm 99,97% . Tại đây còn tồn tại nhiều loại khí hiếm như: Neon (Ne), xenon (Xe), krypton (Kr), heli (He)…như vậy về cơ bản chúng ta cũng cần có khí Oxy để thở. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta biết được hiện tại môi tường làm việc của chúng ta có đủ khí Oxy không?.
- Trong các môi trường thoáng, ngoài công viên, hay nhà ở thì khí Oxy sẽ đầy đủ khoảng 20.9% và không có khí độc gây hại vậy ta cũng không cần đến thiết bị dò khí. Vậy nếu trong môi trường sản xuất thì sao ?. Các nhà máy sản xuất khí cháy nổ như LPG, CNG, các trạm phân phối khí NG (GDC), hay các đường ống dẫn khí đốt vào nhà máy, các cụm giảm áp cho đầu đốt làm việc….? có an toàn có rò rỉ khí hay không?, các nhà máy dùng khí Nito, hay khu vực có khí độc, khu văn phòng làm việc đông người. Chắc chắn cần điến thiết bị này. Đôi khi các bạn đọc báo thấy có những trường hợp có người đào giếng bị ngạt khí độc Methane, hay các trường hợp ngạt khí khác…Vì vậy hãy trang bị để bảo vệ chính mình nhé.
Hiện tại chúng tôi đã làm trong ngành với 9 năm kinh nghiệm. Nếu các bạn cần trao đổi, tư vấn, hay hỗ trợ cứ liên hệ mình nhé, có thể nhắn tin zalo mình sẽ trả lời: 0979 889 326 tên Hiếu